Hiện nay, du học Đức là con đường học tập được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Một trong những điều kiện cần thiết để lên đường tới Đức đó là ngôn ngữ. Dưới đây, HALO sẽ giới thiệu tới bạn nền tảng căn bản nhất của thứ ngôn ngữ này – bảng chữ cái tiếng Đức và cách phát âm. Sau khi đọc bài viết, chắc chắn bạn sẽ có thể nắm được và thậm chí nhớ hết cách đọc, cách viết từng chữ cái trong tiếng Đức.
1. Giới thiệu chung về bảng chữ cái tiếng Đức
Tiếng Đức là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới. Đây là loại chữ tượng thanh và thuộc hệ Latinh. Vì nét tương đồng này, nên quá trình học tiếng Đức với người Việt khá thuận tiện, thuận tiện ngay từ bảng chữ cái.
Trong tiếng Đức, bảng chữ cái gồm tất cả 30 chữ với:
- 26 chữ cái hoàn toàn quen thuộc với người Việt – các chữ cái thuộc hệ Latinh.
- 03 chữ cái là những âm bị biến đổi, bao gồm: ä, ö, ü và ß. Trong đó, ß là một dạng viết, một cách dùng đặc biệt của hai âm ss đi đôi cùng nhau, ở một số trường hợp nhất định.
Vì thế, thực chất khi nhận biết và học viết bảng chữ cái tiếng Đức, người Việt chỉ phải học 04 âm biến thể kia. Thế nên chỉ cần nhìn qua, bạn có thể ngay lập tức nắm được các chữ cái của ngôn ngữ này.
2. Cách phát âm bảng chữ cái tiếng Đức
Cách phát âm từng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Đức có đến một nửa giống cách phát âm chữ cái trong tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Vì thế, thực tế bạn chỉ phải học nửa còn lại. Tuy nhiên, vì có một số âm khá khó nên cần luyện tập chăm chỉ mới có thể phát âm chuẩn được.
Để thuận lợi nhất cho việc học phát âm cũng như nhiều quy tắc về ngữ phát về sau, bảng chữ cái tiếng Đức được chia làm 2 phần: nguyên âm và phụ âm.
a. Nguyên âm
Nguyên âm trong tiếng Đức bao gồm nguyên âm đơn và nguyên âm kép.
- Nguyên âm đơn trong bảng chữ cái tiếng Đức gồm: 05 nguyên âm: a, e, i, o, u và 03 nguyên âm bị biến đổi: ö, ä, ü , trong đó:
- a, u, i: phát âm giống tiếng Việt và dài giọng ra một chút.
- e và o: đọc lần lượt “ê”, “ô”.
- ö: phát âm là “ô-ê“
- ä: phát âm là “a-ê“,
- ü: photo âm là “u-ê“
- Các nguyên âm kép trong tiếng Đức bao gồm:
b. Phụ âm
Phụ âm là các âm còn lại trong bảng chữ cái. Hầu hết các phụ âm trong tiếng Đức có cách phát âm giống tiếng Việt và tiếng Anh, chỉ có 3 âm: t, h, g là có cách phát âm khác, như sau:
- Âm “h” được phát âm là “ha:”
- Âm “t” được đọc là “te:”, “t” phát âm là “th” phần “e:” được nói kéo dài một chút ra thành “ê”.
- Chữ “g” phát âm là “gê”, hơi kéo dài phần “ê” ra, tương tự với âm “t”.
- Âm “ß” đọc là “εs∂t”. “ε” phát âm là “e”, “s” là “z”, “∂” là “ơ”
- Âm “y” đọc là ”ypsilon”. Trong đó “y” đọc giống “ü” nên thành “üpsilon”
- Âm “w” phát âm là “ve:”
- Âm “v” đọc là “fao”
- Âm “r” đọc là “εr”
- Âm “j” đọc là “jot”
Và cũng giống như nguyên âm, phụ âm cũng có phụ âm đơn và phụ âm kép.
Phụ âm kép bao gồm:
Một số lưu ý đối với cách phát âm các phụ âm đôi:
- “ch” khi đứng sau các nguyên âm như “a, o, u” hay “au” cách phát âm gần giống với “kh” trong tiếng Việt, nhưng cao vòm họng và bật ra từ trong họng.
- Còn nếu “ch” đứng sau các nguyên âm “e, i, ä, ö, ü, eu” hay “äu” hay các phụ âm “l, n” hay “r” ta lại phát âm nhẹ khác hẳn hay chính là “ch” mềm
- “ng” đứng cuối một vần phát âm dính liền với vần đó, ví dụ như “singen” thì sẽ phát âm thành “sing-en” chứ không phải “sin-gen”
- “sp-“ và “st-“ khi ở đứng đầu một từ “–” kể cả từ này đứng riêng hay được ghép nên đứng bên trong một từ khác như “Einstein (Ein-Stein), Profisport (Profi-Sport) –” được phát âm như “schp- hay scht-“, giống chữ “s” của tiếng Việt.
Ngoài ra, do tiếng Đức có cách đánh vần từng từ giống như trong tiếng Việt nên để biết được cách đọc chính xác từng từ thì cần nghe, nói chính xác từng âm đơn lẻ như trên.
Nếu bạn mới học tiếng Đức thì có thể tham khảo bài chia sẻ sau của cô giáo Ngọc Mai:
Trên đây là bảng chữ cái tiếng Đức và cách phát âm tương ứng. Để có thể học tốt tiếng Đức, điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn phải làm là học nhuần nhuyễn bảng chữ cái này, từ cách đọc đến cách viết.
Một cách rất đơn giản để học thuộc lòng bảng chữ cái tiếng Đức là học qua bài hát, bạn chỉ cần gõ cụm từ “Das deutsche Alphabet-Lied” hay “German Alphabet Song” và ngồi ngâm nga theo là có thể nhớ toàn bộ bảng chữ cái một cách dễ dàng!
Tham khảo: Khóa học tiếng Đức A1