Tại Việt Nam, các bậc phụ huynh thường luôn coi con cái là số 01, luôn bao bọc, che chở con khỏi mọi khó khăn. Cùng với đó, họ cũng đặt nhiều kì vọng vào những đứa trẻ của mình, đặc biệt là trong việc học tập. Các bé ngay khi còn nhỏ đã được dạy phải chăm chỉ học tập, không được ra ngoài một mình, không được nghịch ngợm,..
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh Đức thì khác, ngay từ khi con cái còn nhỏ, họ đã dạy cho các bé cách tự chăm sóc bản thân, tính tự lập, có trách nhiệm trong cuộc sống. Điều mà rất ít trẻ em Việt có được.
Tất nhiên, với mỗi nền văn hóa khác nhau thì cách nuôi dạy trẻ cũng sẽ khác nhau, phù hợp với phong tục của từng nơi. Tuy nhiên, điều cốt lõi nhất là khi đứa trẻ đó lớn nên, chúng phải có thể tự lo cho mình, có trách nhiệm với bản thân và đủ bản lĩnh để theo đuổi đam mê. Như vậy, dường như cách giáo dục của người Đức phù hợp hơn để giúp những đứa trẻ sớm trưởng thành, đủ kỹ năng, hiểu biết cũng như nhận thức cho tương lai phía trước của chúng.
Có thể bạn quan tâm:
05 điều mà bố mẹ Đức thường dạy con – những điều mà các bậc phụ huynh Việt thường không bao giờ áp dụng.
1. Không ép trẻ em đọc sách, học bài
Tại Đức, việc trẻ em học tập sớm không hề được cổ xúy. Các trường mầm non, mẫu giáo tại đây là nơi cho các em được thỏa sức vui chơi và có những giao tiếp xã hội đầu đời. Các bậc phụ huynh không muốn con em mình phải vất vả trong việc học khi con nhỏ. Khi vào lớp 1, các bé cũng chỉ phải học nửa buổi mỗi ngày, trong buổi học còn có những hoạt động ngoại khóa hay thể dục giúp nâng cao thể chất.
Dù không học tập sớm nhưng thành tích mà trẻ em Đức đạt được luôn tốt, cao hơn nhiều so với mức trung bình trên thế giới. Cùng với đó, chúng có hiểu biết xã hội tốt, tính tự giác cao và sức khỏe, vóc dáng cân đối.
2. Không ngại cho con cái nghịch lửa
Phụ huynh Đức không hề ngại khi cho con cái nghịch lửa. Thậm chí, họ cho chúng nhận biết và tiếp xúc với diêm, bật lửa từ rất sớm, tất nhiên trong tầm kiểm soát. Và họ dạy cách sử dụng lẫn những tác hại mà lửa có thể mang lại.
Các loại chất nổ hay pháo hoa tại đây thì được cấm tuyệt đối, trẻ nhỏ không được sử dụng để tránh gây thương tích cho bản thân và mọi người xung quanh.
Có thể bạn quan tâm:
3. Cho phép con đi chơi một mình
Ngày từ khi còn nhỏ, trẻ em Đức đã được phép tự đi bộ đi học và đi chơi một mình xung quanh nhà. Thậm chí, một số em còn tự đi tàu điện, xe bus đến trường. Việc đi học, đi chơi một mình giúp chung có thể khám phá thể giới xung quanh và nâng cao tính tự lập. Nhiều nhà khoa học đã cho biết, tự do di chuyển như việc bố mẹ Đức vẫn làm với con cái mình là rất tốt cho trẻ.
Ngoài ra, vi an ninh tại Đức rất tốt nên phụ huynh nơi đây không lo đến trường hợp con em mình bị bắt cóc, tuy nhiên những bất trắc về giao thông cũng khiến họ băn khoăn.
4. Tổ chức tiệc ăn mừng trong ngày khai giảng
Tại Đức, mỗi người thường có 3 dấu mốc quan trọng trong cuộc đời là: bắt đầu đi học lớp 1 ( Einschulung), trở thành thanh niên (Jugendweihe) và hôn nhân. Mỗi dịp đặc biệt này, học đều tổ chức ăn mừng cùng bạn bè và gia đình.
Vào ngày khai giảng, diễn ra vào thứ 7, buổi lễ Einschulung sẽ được tổ chức cả ở trường và ở nhà để chúc mừng các bé bắt đầu đi học. Tại trường, các em sẽ được vui đùa cùng nhau, được nhận một Zuckertute (thường là đồ dùng học tập, đồng hồ hoặc kẹo). Sau đó, tại nhà, các bé sẽ tiếp tục ăn mừng cùng cả gia đình và bạn bè. Đây là một dịp đặc biệt mà bất kì trẻ em Đức nào đều muốn được tham gia. Buổi lễ này cũng là một cách thức động viên, khích lệ trẻ học tập tốt cũng như là một kỉ niệm đẹp đẽ cho các em.
Jugendweihe thường bắt đầu khi trẻ sang 14 tuổi, các em sẽ ăn uống, vui đùa, nhảy múa và được người lớn dặn dò trước khi bước sang một ngưỡng của mới của cuộc đời.
5. Cha mẹ Đức đưa con ra ngoài mỗi ngày
Người Đức có câu: “Không có thời tiết xấu, chỉ có trang phục không phù hợp”, câu nói thể hiện sự coi trọng đến việc ra ngoài, tham gia những hoạt động thể chất hay tiếp xúc với thiên nhiên. Các bậc phụ huynh tại Đức đều nhận thấy điều này rất quan trọng. Họ thường cho trẻ ra ngoài vui chơi mỗi này bất kể thời tiết. Điều này không chỉ giúp trẻ thích nghi tốt với môi trường sống mà còn giúp tăng cường thể lực, sự dẻo dai và những kĩ năng cần thiết khi hòa nhập vào cộng đồng.
Với những phương pháp này, trẻ em Đức luôn có một tính độc lập, tự chủ từ nhỏ. Điều này rất có ích cho cuộc sống sau này và cũng giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều thời gian cho công việc.