Home Tin tức Một ngày trải nghiệm ở trường học của Singapore để biết vì sao quốc đảo này vươn tầm thế giới

Một ngày trải nghiệm ở trường học của Singapore để biết vì sao quốc đảo này vươn tầm thế giới

by HALO
trai-nghiem-hoc-tap-o-singapore

Du học Singapore đang là sự lựa chọn hàng đầu của các vị phụ huynh và các bạn học sinh. Không chỉ bởi điều kiện du học Singapore đơn giản, chi phí du học Singapore không quá cao so với các quốc gia như Anh, Úc, Mỹ,… mà bởi chất lượng giáo dục của Singapore còn thuộc top đầu thế giới. Hãy cùng HALO trải nghiệm một ngày học tập ở trường trung học Financial Tiems để hiểu rõ hơn nhé!

Một ngày ở trường trung học Singapore

Mở đầu tiết học là 1 đoạn video ngắn mà cô giáo Wendy Chen chiếu cho các e học sinh đang ở độ tuổi 13. Nội dung của bộ phim hướng về những người lao động nước ngoài trong ngành xây dựng, sản xuất hay dịch vụ tại Singapore, khi mà họ đang phải hứng chịu nạn phân biệt chủng tộc ngay tại nơi làm việc.

Những tờ báo trong ngày được phát cho từng học sinh, các e được yêu cầu đọc kĩ bài báo đó, tìm những thông tin về người lao động nước ngoài trong chính bài báo và trả lời những câu hỏi “Ai, Cái gì, Ở đâu, Tại sao” mà cô giáo đưa ra. Một nhà báo tới dự lớp học đã rất ấn tượng với không khí nghiêm túc diễn ra trong phòng học.

trai-nghiem-hoc-tap-o-singapore

Tiết học tiếp theo là Khoa học. Giáo viên đưa ra những “dự án” cho học sinh và yêu cầu các học sinh sử dụng những bảng mạch nhỏ nối với đèn LED để hoàn thành được những “dự án” đó. Nhà báo đã rất ngạc nhiên với những “dự án” mà các em được nhận, đó là xây dựng 1 mô hình xe hơi đồ chơi tự động. Và điều khiến ông ngạc nhiên hơn chính là yêu cầu của giáo viên vào năm ngoái: lắp ráp 1 cánh tay robot.

Tiếp theo là môn toán với các bài kiểm tra toán được thực hiện trên máy tính bảng. Kết quả được hiển thị bằng những hình ảnh sinh động và những đồ thị bắt mắt.

Hiệu trưởng trường Admiralty- ông Toh Thiam Chye nhận định việc cố gắng xây dựng mô hình học tập giống với nơi làm việc sau này của các em là 1 ý tưởng tuyệt vời. Điều này sẽ giúp các em có thể nhanh chóng thích nghi và làm quen với thực tiễn khi ra trường. Các chuyên gia của Singapore cũng cho biết, học sinh nên sớm làm quen với các bảng mạch, máy tính, mà code…để có thể thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong nền kinh tế hiện nay.

Trở nên khác biệt để tồn tại

Singapore có dân số gần 6 triệu người, số lao động nước ngoài lên tới 1,6 triệu người và bị hạn chế về nguồn nhân lực trong nước. Áp lực đáp ứng nhu cầu nhân lực đó khiến cho  nền giáo dục của Singapore không thể do dự hoặc  trì hoãn cũng như áp dụng quá nhiều các chính sách cải cách giáo dục khác nhau.

trai-nghiem-hoc-tap-o-singapore-01

Tuy nhiên, Singapore có thể tự hào khi nền giáo dục có chất lượng thuộc hàng cao nhất trên thế giới, trình độ giáo duc (đặc biệt là Toán học) thường xuyên nằm trong top đầu. Theo số liệu được nghiên cứu với 76 nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu của OECD-Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế đưa ra , Singapore đứng đầu về khả năng làm toán và học các môn học khác của các học sinh có độ tuổi dưới 15,  tức là xếp trên cả những đất nước trong khu vực như Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản… hay những đất nước phát triển ở phương Tây như Anh hay Mỹ…Hiện tại, khá nhiều trường học trên thế giới đang thử nghiệm áp dụng mô hình giáo dục của Singapore. Những thành tựu đáng nể trên đã giúp Singapore nhận danh hiệu “quốc gia khởi nghiệp” và “quốc gia thông minh”

Smart Nation-Quốc gia thông minh

Năm 1965, Singapore chính thức tuyên bố chủ quyền và nền độc lập  sau 1 thời gian nằm trong liên bang Malaysia. Thủ tường Lý Hiển Long từng nói “Để tồn tại, bạn phải trở nên khác biệt” khi nhận thấy nguy cơ bị ảnh hường bởi những nước láng giềng khổng lồ khi mới thành lập. Tình hình này buộc Singapore phải đưa ra những chính sách khác biệt để tồn tại và phát triển, không chỉ về kinh tế mà ngay cả về Giáo dục.

Quốc gia này cũng đã từng là thuộc địa của Anh. Trong thời gian đó, chỉ có con cái nhà giàu mới được đi học, dân số Singapore lúc đó đa phần là mù chữ.

Thủ tướng thời đó, ông Lý Quang Diệu đã đưa ra nhiều chính sách xây dựng và  thúc đẩy hệ thống giáo dục, tiêu biểu là việc phổ cập Giáo dục ra toàn dân. Ông cho rằng, con người là tài nguyên lớn nhất và cũng là nguồn lực chính để thúc đẩy tăng trưởng đất nước. Mục tiêu mà hệ thống giáo dục hướng đến phải là xóa mù chữ và tạo nên 1 sự thống nhất, phổ biến của tiếng Anh cho cộng đồng đa sắc tộc như  Singapore, tiếp đó là cung cấp các lao động lành nghề được đào tạo tốt, có kỷ luật, cần cù chăm chỉ và có ý chí quyết tâm vươn lên cho các nhà máy.

quoc-gia-thong-minh-singapore

Hiện nay, các sinh viên ra trường tại Singapore đều ngay lập tức có được việc làm. Có được điều này là nhờ mô hình đào tạo gắn liền với công việc mà nền giáo dục Singapore đưa ra. Trái ngược với tình trạng những sinh viên theo học nhiều môn không gắn liền quá nhiều với thực tế, Singapore lại không chú trọng quá nhiều vào những môn không quá quan trọng.Các trường tiểu học và trung học luôn đưa Toán và Khoa học làm môn chủ đạo.  Muốn học tiếp các chương trình Cao đẳng và Đại học, các học sinh cần phải thi đỗ ít nhất 1 môn Khoa học , hoặc môn Toán. Và để trợ giúp những học sinh cuối cấp vượt qua các kỳ thi khắc nghiệt này, Singapore có riêng những giáo viên chuyên dạy Toán và Khoa học.

Với quan điểm chuyển hướng giáo dục từ thụ động thầy trò sang hướng dẫn học sinh tự mình khắc phục và giải quyết vấn đề, nhóm giáo viên đưa mô hình tập trung Toán học và Khoa học vào Giáo dục Singapore đã tạo nên 1 giáo trình có sự tổng hợp của các học thuyết giáo dục hiện đại nhất. Tiêu biểu là việc sử dụng 1 cách tích cực những ví dụ thực tế và các mô hình sinh động đầy màu sắc vào môn Toán học, giúp học sinh tiếp thu hiệu quả hơn dựa trên quan điểm của nhà giáo dục học người Mỹ Jerome Bruner.

Một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ở Singapore là việc tập trung chuyên sau vào các môn học. Giáo viên Singapore luôn thúc đẩy suy nghĩ như 1 nhà toán học cho học sinh, không dạy theo phương pháp dàn trải, đa dạng như ở Anh và Mỹ. Đức tính siêng năng chăm chỉ cũng được đánh giá cao hơn so với việc tài năng về 1 bộ môn nhất định.

Chỉ có 3% GDP ngân sách là được Chính phủ Singapore đầu tư vào giáo dục,  nhưng hiệu quả thu được lại cao hơn so với những nước có sự đầu tư giáo dục nhiều hơn như Anh hay Thụy Điển. Thành công này cũng không đến từ vốn đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là từ các cải cách Giáo dục và con người.

Giáo viên tại Singapore cũng không gặp quá nhiều áp lực  trở thành quản lý, họ được tự do tạo thời gian để đánh giá kết quả giảng dạy cũng như tham gia các khóa học nâng cao chất lượng đào tạo. Họ tập trung chủ yếu vào chuyên môn, hướng dẫn học sinh tự học và giải quyết vấn đề của mình tại gia, vừa giúp học sinh có thể phát triển bản thân theo hướng có lợi nhất mà không quá tốn kém về tiền bạc và thời gian.

You may also like

Leave a Comment